Quy trình cho ăn hiệu quả

Thứ năm, 14/12/2023, 15:10

Nhằm đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cho cá và thủy sản, công nghệ sản xuất thức ăn trở nên phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Sự phát triển đó có nước ta, điều này chứng tỏ Việt Nam cũng là một trong các nước có tiềm năng tăng sản lượng các nhu cầu tiêu thụ về thủy hải sản. Từ đó kĩ thuật nuôi trồng cũng cần được nâng cao.

Theo đó, thức ăn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi thủy sản và chiếm tới 60% chi phí của quá trình nuôi.

 

dt

 

Các thành phần nguyên liệu

 

Để đảm bảo dinh dưỡng ăn cho vật nuôi, nguyên liệu được chọn cần đảm bảo các dưỡng chất như:

Protein – bao gồm axit amin

COH – năng lượng

Lipid- Các axit béo thiết yếu

Vitamin E

Khoáng chất tăng trưởng, tăng trưởng sắc tố

Thành phần cải thiện tính ngon miệng

Thành phẩn cải thiện bảo quản/lưu trữ

Các chất kết dính

Khi có đủ nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho vật nuôi ta tiến hành các khâu chế biến.

 

Nghiền nguyên liệu thô

 

Nguyên liệu thô là sau khi được thu mua và gom ở dạng thô. Sau đó được thực hiện chế biến bằng cách pha trộn tất cả các thành phận lại trộn đều. Sau đó đưa chúng vào máy nghiền, để nghiền nhỏ chúng. Tuy nhiên với nguyên liệu có hàm lượng béo cao cần phải xay cùng với ngũ cốc và bánh dầu.

Khi thực hiện xong công đoạn này chúng ta cần sàng lọc

 

Sàng lọc vật liệu

 

Vật liệu bột phải sàng, công đoạn này nhằm loại bỏ các vật liệu không mong muốn. Làm được điều này chúng ta sử dụng lưới tiêu chuẩn loại bỏ các kích thước không phù hợp.

Sau khi sàng lọc vật liệu xong và đảm bảo chúng ta tiến hành trộn.

 

Trộn vật liệu

 

Sau khi sàng lọc vật liệu kĩ lưỡng chúng ta thực hiện trộn vác vật liệu theo công thức cụ thể để có thể trộn lẫn và đồng nhất các vật liệu thành một hỗn hợp.

Trong khi thực hiện chúng ta có thể thêm các chất lỏng như nước, dầu cá, lecithin…

Ngoài ra để có thể trở thành hỗn hợp đồng nhất các chất kết dính và phụ gia cũng là cần thiết, cùng với đó ta có thể bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất đổ trộn trong giai đoạn này.

Để trộn hết tất cả các vật liệu trở thành hỗn hợp thời gian cần là 20 – 30 phút.

Khi ta có được là một hỗn hợp đồng nhất với liều lượng các nguyên vật liệu là đủ, chất dinh dưỡng đảm bảo thì chỉ cần ép viên chúng ra để sử dụng.

 

Ép viên và hong khô

 

Hình thức cuối cùng của thức ăn được sản xuất dưới dạng viên.

Ép viên là một quá trình trong đó hỗn hợp thức ăn được nén lại thành các miếng hình trụ. Qúa trình này sẽ được thực hiện bằng máy ép cám viên cho thủy sản chuyên dụng.

Việc đóng hộp được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng máy ép viên. Áp suất, hơi nước, nhiệt độ và độ ẩm là những thông số chính cần thiết cho máy ép viên.

Sau khi thành dạng viên, thức ăn phải được sấy khô đến độ ẩm dưới 10%. Điều này là cần thiết cho thời hạn sử dụng tốt của thức ăn. Các loại máy sấy khác nhau được sử dụng để làm khô thức ăn viên.

 

Đóng gói thành phẩm

 

Thức ăn khô được làm lạnh trước khi đóng gói. Các túi giấy khổ cao được bọc bằng polythene được sử dụng để đóng gói thức ăn tôm để tránh làm hư chất lượng thức ăn trong quá trình vận chuyển và hấp thụ độ ẩm khi cất giữ.

 

Bảo quản và lưu trữ

 

Nhằm đảm bảo chất lượng sử dụng cũng như thời gian sử dụng sản phẩm được dài lâu. Thức ăn chăn nuôi sau khi chế biến cần được bảo quản tại khu vực khô ráo, thoáng khí và mức nhiệt phù hợp.

Share:
  • facebook
  • Zalo
  • tweet

Tin tức khác

14/12/2023
Nhằm đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cho cá và thủy sản, công nghệ sản xuất thức ăn trở nên phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới.
14/12/2023
Nhằm đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cho cá và thủy sản, công nghệ sản xuất thức ăn trở nên phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới.
14/12/2023
Nhằm đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cho cá và thủy sản, công nghệ sản xuất thức ăn trở nên phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới.