Vì sao phải xét nghiệm ADN cừu, dê, ngựa trong bột cá?

Thứ năm, 14/12/2023, 14:36

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa có công văn kiến nghị nhiều vướng mắc trong quá trình sản xuất, xuất khẩu bột cá.

Vì sao phải xét nghiệm ADN cừu, dê, ngựa trong bột cá?- Ảnh 1.

​​​​​​Việc kiểm tra ADN cừu, ngựa, dê trong bột cá xuất khẩu theo các doanh nghiệp là không cần thiết

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quy định hiện nay yêu cầu kiểm tra ADN của cừu, dê và ngựa trong bột cá sản xuất ở Việt Nam trước khi xuất khẩu là còn bất cập và chưa tính đến yếu tố quản lý rủi ro.

Cụ thể, các công ty sản xuất và xuất khẩu bột cá đang tuân thủ việc kiểm tra ADN qua cơ quan Thú y gồm có xét nghiệm ADN của gà, heo, ngựa, cừu, dê. Quy định này ra đời vì lo ngại việc trộn bột xương của gia súc hoặc gia cầm (như bột xương heo, gà, bò, cừu, ngựa) vào bột cá sẽ gây nguy cơ truyền nhiễm đối với một số loại bệnh trên gia súc như lở mồm long móng, bò điên...Tuy nhiên, theo VASEP đây lại là rào cản thiếu thực tế. Đơn cử việc kiểm tra gà, heo, bò thì hợp lý vì sản lượng nuôi ở Việt Nam nhiều, nhưng bột xương của cừu, dê và ngựa ở Việt Nam thì gần như không có vì các loài này nuôi ở Việt Nam rất ít. Việc quy định kiểm tra ADN của ngựa,dê và cừu làm chi phí kiểm tra của DN tăng thêm nhiều.

VASEP kiến nghị Bộ NN-PTNT và Cục Thú y xem xét để tháo gỡ. Đối với trường hợp đây là quy định chung của nước nhập khẩu, Bộ NN-PTNT cần có các trao đổi chính thức với các nước nhập khẩu này về tình hình thực tế tại Việt Nam là không nuôi phổ biến dê, cừu, ngựa để trên cơ sở đánh giá rủi ro, đề nghị giảm chỉ tiêu kiểm định ADN dê, cừu, ngựa trong bột cá. Nếu nước nhập khẩu không quy định thì Bộ NN-PTNT cần sửa đổi quy định không kiểm tra ADN dê, cừu, ngựa trong sản phẩm bột cá để giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

Bột cá là sản phẩm được sản xuất từ cá thừa sau quá trình chế biến sản phẩm thủy sản khác. Đây là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và giàu axit amin, thích hợp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản, đồng thời cũng có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Trong vài năm gần đây, việc sản xuất và xuất khẩu bột cá tại Việt Nam đang mang lại kim ngạch khá lớn và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng trong tương lai gần, dự đoá

Nguồn : Báo Thanh Niên

Share:
  • facebook
  • Zalo
  • tweet

Các tin khác

14/12/2023
Giá heo hơi ở mức cao khiến người chăn nuôi phấn khởi, bên cạnh đó giá nguyên liệu đầu vào liên tục giảm nên nhiều người mạnh dạn tái đàn.
14/12/2023
Sau 6 tháng tăng liên tiếp, nhập khẩu tôm Mỹ ghi nhận giảm 14% về khối lượng và 21% về giá trị trong tháng 1/2024 (59.629 tấn và 462,4 triệu USD).
14/12/2023
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam là rất lớn, trung bình mỗi năm từ 32 - 33 triệu tấn, trong đó, khoảng 20 triệu tấn là thức ăn công nghiệp.